Giản dị làng gốm Phù Lãng
Phú Lãng đã trở thành một thương hiệu như Bát Tràng về sản
phẩm gốm sứ. Tuy nhiên, nhờ khoảng cách từ trung tâm đô thị, phần lớn khung cảnh
nguyên sơ cũng như sản xuất truyền thống đã di chuyển về phía trước trong nhiều
thế kỷ mà không bị thương mại hóa quá mức. Qua thời gian, chỉ còn lại một vài
gia đình tiếp tục truyền thống của họ. Sân được đóng gói bằng củi và đất sét.
Trong nhà, có một bộ sưu tập đồ gốm lớn, từ bình hoa đến chậu trà. Bát Tràng đặc
biệt nhờ sự đơn giản của nó: từ phong cách trang trí đến màu nâu tự nhiên của đất
sét. Dân làng rất thân thiện: họ sẽ đưa bạn đến và cho bạn một chuyến đi nhanh
để xem hoạt động của họ diễn ra như thế nào.
Nằm bên con sông Cầu thơ mộng, không nhộn nhịp, ồn ã như
làng gốm Bát Tràng (Hà Nội), Phù Lãng trong mắt du khách là sự mộc mạc với những
ngôi nhà gạch đỏ, mái gói đỏ rêu phong. Hai bên con đường trong làng những dãy
chum vại, đồ gốm gia dụng… được xếp gọn gàng. Làng Phù Lãng gần như nhà nào
cũng làm gốm và đi đến đâu cũng nghe tiếng máy quay bàn gốm cùng những người thợ
cần mẫn làm việc như dồn hết tinh hoa của mình vào các sản phẩm.
Theo sách Kinh Bắc - Hà Bắc, ông tổ nghề gốm Phù Lãng là Lưu
Phong Tú. Vào cuối thời Lý, ông được triều đình cử đi sứ sang Trung Quốc. Trong
thời gian đó, ông học được nghề làm gốm và truyền dạy cho người trong nước. Ban
đầu, nghề này được truyền vào vùng dân cư đôi bờ sông Lục Đầu sau đó chuyển về
vùng Vạn Kiếp (Hải Dương). Vào khoảng đầu thời Trần (thế kỷ XIII) nghề được
truyền đến đất Phù Lãng Trung. Bà Trần Thị Giảng, năm nay hơn 70 tuổi, cho biết
từ nhỏ đã thấy cả làng làm nghề gốm và bán đi khắp nơi. Lò gốm của gia đình bà
cũng đã có hơn 100 năm tuổi: “Tôi làm gốm từ năm 13 tuổi, lúc đó đã biết vần đất
và tước gôm cho thành hình. Ngày xưa nhà tôi làm chum. Ngày xưa làm gốm vất vả
hơn, giờ có máy thì có bàn quay gốm bằng điên, trước đây phải quay bằng tay và
làm đất bằng tay.”
Gốm Phù Lãng làm từ đấy sét xanh |
Nếu gốm Thổ Hà lấy chất liệu từ đất sét xanh, Bát Tràng là
sét trắng, thì gốm Phù Lãng lại có màu hồng đỏ gạch được tạo nên từ đất đỏ lấy
từ chính địa phương minh. Anh Phạm Văn Thành, một nghệ nhân ở xóm Chùa, thôn Phấn
Trung, xã Phù Lãng, cho biết: Sản phẩm Gốm Phù Lãng gồm 3 loại hình: Gốm dùng
trong tín ngưỡng như: tượng Phật, lư hương và các đồ thờ cúng…Gốm gia dụng bao
gồm những sản phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân như lọ, bình,
ang, chum, vại, ống điếu, bình vôi… Gốm trang trí gồm lọ cắm hoa, bình trang
trí, tranh gốm với những hình ảnh phong cảnh và sinh hoạt đặc trưng của làng
quê Việt, ngoài ra còn các tạo hình khác như người, vật, nhà cửa… Theo anh Phạm
Văn Thành “Đặc thù của gốm Phù Lãng là gốm thô và không dùng đến máy móc, khuôn
in. Tất cả đều được làm bằng tay và nước men do mình tự chế và do độ nóng của
lượng củi đốt.”
Khâu quan trọng nhất để có một sản phẩm gốm Phù Lãng đạt yêu
cầu là kỹ thuật nung. Tuy gần vùng đất than Quảng Ninh nhưng ở Phù Lãng người
ta vẫn sử dụng phương pháp truyền thống đó là dùng củi để nung gốm, nhờ sự biến
nhiệt khác nhau tạo ra những vết táp trên bề mặt gốm mà không phương pháp nào
có thể thay thế. Xương đất sét có màu hồng nhạt, khi nung ở nhiệt độ cao, xương
gốm chuyển màu gan gà, với hai màu men chủ đạo là nâu vàng và nâu đen. Anh Phạm
Văn Thành chia sẻ: nếu vẻ đẹp của gốm Bát Tràng là sự đa dạng về nước men, nét
vẽ tinh tế, thì hồn cốt của gốm Phù Lãng được tạo nên từ sự dân dã, mộc mạc của
nước men da lươn này. Dáng của gốm Phù Lãng mộc mạc, thô phác nhưng khỏe khoắn,
chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đất với lửa. Đó cũng là thứ làm nên sức hút đặc
biệt của gốm Phù Lãng: “Lò nung của gốm Phù Lãng khác so với những làng gốm
khác… Như gốm Đông Triều (Quảng Ninh) thì là gốm xứ cao lanh, thì cần nhiệt độ
cao; làng gốm Bát Tràng thì gốm sứ, được nung bằng ga và được đo bằng ga. Lò
nung của Phù Lãng thì được người thợ theo dõi bằng mắt thường và kinh nghiệm của
mình chứ không phải ai cũng nung được. Nâng nhiệt lên cao quá hoặc hạ thấp nhiệt
quá thì cũng không được… Toàn bộ bằng mắt và cảm nhận. Khi tôi nhìn vào lo, thấy
gồm được nung trong và nhìn độ men bóng sáng và khi đạt 1200 độ thì trong suốt.
Để có một mẻ gốm thì tôi trực từ sáng khi bắt đầu nổi lửa đến chiều tối ngày
mai. Khi nung được 24 tiếng thì bắt đầu tăng nhiệt và thêm 24 tiếng nữa chia
thành nhiều giai đoạn để nâng nhiệt.”
Đến nay, các mặt hàng gốm của Phù Lãng đã phát triển khá đa
dạng với nhiều loại sản phẩm và được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài
ưa chuộng. Sản phẩm gốm mỹ thuật của Phù Lãng hiện nay cũng đã được nhiều doanh
nghiệp đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Italia… đặt hàng với số lượng không hề
nhỏ. Đặc biệt mặt hàng gốm trang trí của Phù Lãng rất được khách hàng quốc tế yếu
thích bởi nét đặc trưng là sử dụng phương pháp đắp nổi theo hình thức chạm
bong, mà người Phù Lãng gọi là chạm kép các đề tài truyền thống như: tứ linh
(Long, lân, quy, phụng), cảnh sinh hoạt và phong cảnh làng quê… Nhờ vậy, đời sống
của người dân Phù Lãng đã có sự đổi thay rõ rệt, thu nhập của người dân hiện đạt
trên 15 triệu đồng/người/năm.
Gìn giữ và phát triển nghề truyền thống của mình, các gia
đình ở Phù Lãng luôn chú trọng việc dạy nghề cho thế hệ trẻ và khuyến khích con
em mình học các trường mỹ thuật để phát huy hơn nữa tinh hoa của làng nghề,
cũng như sáng tạo nghệ thuật tạo hình khối, hoa văn cho sản phẩm. Anh Phạm Văn
Hoàng, năm nay 24 tuổi nhưng đã có 11 năm làm gốm và tốt nghiệp trường Đại học
Mỹ Thuật Hà Nội, cho biết: “Tôi sinh ra và lớn lên ở đây nên thực sự rất yêu
nghề làm gốm vì đây cũng là nghề được cha ông để lại và cũng nghĩ rằng đây cũng
là một nghề tôi có thể kiếm sống sau này. Hiện tôi làm mỹ thuật, tạo hình khối
cho sản phẩm và vào men. Tôi sẽ cố gắng gìn giữ nghề của gia đình và quê hương
và phát triển gốm Phù Lãng hơn nữa.”
Hôm nay, Phù Lãng là điểm thu hút khách du lịch phổ biến,
thu hút cả du khách Việt Nam và nước ngoài. Họ đến để khám phá ngôi làng và đồ
gốm của nó. Đến Phú Lãng và tự làm một sản phẩm của riêng mình để tặng cho người
bạn yêu như một món quà lưu niệm. Thợ gốm Phù Lãng luôn ở đó để chào đón bạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét