Gốm sứ Việt Nam gắn liền với văn hóa làng xã (phần 1)
Một trong những nước phương Đông có nguồn gốc văn hoá truy
tìm hàng ngàn năm, Việt Nam đã được thế giới công nhận về sự tuyệt vời, đa dạng
về thủ công và kỹ năng của các nghệ nhân gốm. Hàng ngàn năm tuổi, ngành gốm sứ ở
Việt Nam, thay vì biến mất, vẫn sống động, song song với cuộc sống con người.
Không phải ngẫu nhiên danh hiệu những ngôi làng gốm nổi tiếng luôn có mặt trong
các bài hát dân gian và thể hiện giá trị của người Việt Nam. Thông qua bài viết
này chúng tôi muốn giới thiệu các bạn những làng nghề gốm nổi tiếng tại Việt
Nam.
Làng gốm Chu Đậu
(huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương): là làng gốm lâu đời nhất và đã suy tàn, thời
hưng thịnh, gốm CĐ được xuất khẩu sang Châu Âu, Nhật Bản. Gốm sứ Chu Đậu đạt đỉnh
cao về nghệ thuật vẽ tay cũng như nhiều dòng men quý mà tới nay hầu hết đã thất
truyền. Hiện nay tại các bảo tang ở Châu Âu vẫn còn lưu giữ một số hiện vật của
Gốm Chu Đậu. Việc tìm thấy loại gốm này từ xác các con tàu đắm được trục vớt ở
vùng biển Cù Lao Chàm cho thấy từ xa xưa gốm Việt Nam đã vang danh thế giới và
được xuất ngoại. Có thể nói, những j tinh hoa nhất, Việt Nam nhất hội tụ đủ ở Gốm
Chu Đậu.
Làng gốm Bát Tràng
(huyện Gia Lâm Hà Nội): Những thợ gốm lành nghề từ Chu Đậu đã sang Bát Tràng lập
nghiệp, truyền nghề. Bát Tràng là làng gốm nằm bên sông Hồng, khi xưa là một gò
đất sét cao lại ở gần sông nên thuận tiện cho việc làm gốm và giao thông, cách
trung tâm Hà Nội 15 km. Gốm Bát Tràng trải qua nhiều thăng trầm và phát triển
cho đến ngày nay. Là làng gốm duy nhất tại Việt Nam lưu giữ được nhiều dòng men
cổ. Gốm sứ Bát Tràng được sx sản phẩm theo lối bán thủ công. Sp được tạo hình từ
khuôn và nung trong lò gas (trước đây nung bằng lò bầu dung củi). Đất sét để sx
là đất sét trắng. Sp của làng nghề này kế thừa nhiều tinh hoa từ Gốm Chu Đậu và
cũng ảnh hưởng nhiều của Gốm Trung Hoa. Bát Tràng ngày nay có hơn 600 nhà sản
xuất và hầu hết là hộ gia đình sx nhỏ và vừa.
Làng gốm Phù Lãng
(huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh): Hình thành và phát triển song song với Gốm Bát
Tràng, nhưng gốm sành Phù Lãng chủ yếu sx gốm gia dụng, chum, vại, tiểu sành từ
đất sét đỏ, sp không dung khuôn mà tạo hình trên bàn xoay. Men màu cũng không
phong phú như Bát Tràng mà chủ yếu là men da lươn, men nước dưa, phần lớn để mộc
không phủ men. Sp của Phù Lãng nung bằng lò bầu dùng than củi. Làng gốm này có
giai đoạn suy thoái và gần như mai một nhưng nhờ có thế hệ các nghệ nhân trẻ được
sinh ra từ làng, được đào tạo từ trường ĐH mỹ thuật Hà Nội đã trở về thổi hồn mới
vào Gốm cũ, chuyển hướng sang sx gốm Mỹ Nghệ và bắt đầu sử dụng nhiều màu sắc
hơn để trang trí sp. Gốm Phù Lãng ngày nay đã đa dạng hơn và thoát khỏi cảnh
suy thoái, tuy nhiên phát triển vẫn chưa nhanh và chưa đồng đều.
Gốm Phũ Lãng chuyên làm hàng mỹ nghệ với sp độc bản do được
vuốt bằng tay, màu xương đất nâu đỏ đanh chắc óng ánh khi gặp nắng do nung nhiệt
cao.
Làng Gốm Thổ Hà
(tỉnh Bắc Ninh): cùng với Bát Tràng, Phù Lãng, làng Thổ Hà cũng nổi tiếng một
thời với các sp gốm mộc phủ men da lươn, đa phần là gốm dân dụng như lu, chậu,.v…v….
Sp có nhiều nét tương đồng với Gốm Phù Lãng nhưng đến nay làng gốm này đã suy
tàn.
Làng Gốm Phước Tích (tỉnh
Thừa Thiên Huế) sx gốm phục vụ cho cung đình Triều Nguyễn nhưng chủ yếu là gốm
gia dụng như lu, chậu, nồi đất, siêu thuốc. Làng Gốm này đã suy tàn và đến nay
đang được khôi phục lại theo hướng sx Gốm Mỹ Nghệ nhưng vẫn chưa gặt hái nhiều
thành công. Loại đất sét làm gốm ở đây sau khi nung có màu xám đen.
Làng Gốm Thanh Hà
(Hội An) sx gốm mỹ nghệ từ loại đất sét rất đặc biệt khi nung cho ra sp màu đỏ
cam, xốp và nhẹ, nung bằng lò củi, tạo hình sp bằng khuôn và trang trí bằng
cách khắc lộng lên sp. Là làng Gốm nằm ven sông Thu Bồn và ngày nay chuyên làm
hàng đèn, tranh, tượng trang trí các loại.
đèn treo, đèn ốp tường,đèn trang trí
(Còn tiếp)
Nhận xét
Đăng nhận xét