Gốm Thanh Hà phát triển ổn định
Gốm sứ không chỉ là một nghề thủ công truyền thống ở Việt
Nam mà còn là phương tiện kiếm sống quan trọng. Làng gốm Thanh Hà ở Hội An là một
ví dụ nổi tiếng về loại hình cơ sở này nhằm thúc đẩy truyền thống cũng như việc
làm. Làng gốm Thanh Hà ở Hội An nằm ở tỉnh Quảng Nam thuộc phường Thanh Hà; Hội
An nằm cách 3 km về phía Đông. Làng gốm có di sản lịch sử lâu dài gắn liền với
nó.
Với nét văn hóa , những con người cần cù hiếu khách. Dường
như trên từng con đường, từng góc phố của xứ Quảng Nam đều gợi lên hình bóng của
quá khứ phồn thịnh của đô thị cổ Hồi An và làng gốm Thanh Hà là một trong những
nơi như thế. Ở đó, dường như vẫn còn mang nặng một tấm lòng quê và sự hoài cổ về
một làng nghề đã làm nên sự tự hào cho những người con xứ Quảng.
Nếu phương Bắc tự hào có gốm Phù Lãng, Bát Tràng thì làng gốm
Thanh Hà chính là niềm kiêu hãnh của người dân xứ Quảng. Làng nghề có hơn 500
tuổi này nằm ven con sông Thu Bồn hiền hòa, thuộc địa bàn xã Cẩm Hà, cách khu
đô thị cổ Hội An khoảng 1 km. Ngược về lịch sử, vào đầu thế kỷ XVI, cư dân vùng
Thanh Hóa theo chân Chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp đã chọn vùng đất Thanh Hà
ngày nay – nơi có nhiều đất sét để định cư, sinh sống bằng nghề gốm. Trong hai
thế kỷ XVII và XVIII, các sản phẩm gốm của làng Thanh Hà đã tạo được uy tín
trên thị trường lúc bấy giờ và trở thành một trong những mặt hàng chủ yếu cung
cấp cho các thương gia khắp nơi đến giao thương tại phố cảng Hội An. Đặc biệt,
Thanh Hà chính là nơi sản xuất và cung cấp gạch, ngói lợp cho các ngôi nhà cổ ở
Hội An – nơi được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa thế giới.
Đến thăm làng, ngoài việc thỏa sức lựa chọn các sản phẩm lưu
niệm bằng gốm, du khách còn được tận mắt chứng kiến những thao tác điêu luyện từ
đôi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân. Qua bàn tay của những người thợ lành nghề,
có kỹ thuật cao, những viên đất sét vô hồn bỗng chốc hóa thân thành những tác
phẩm tuyệt vời. Quy trình làm gốm của Thanh Hà rất khắc khe. Ban đầu, đất sét
phải loại bỏ tạp chất rất kỹ rồi được nhồi cho thật đều, thật mịn. Tiếp theo, đất
sét được đưa lên bàn xoay để tạo dáng sản phẩm gọi là “chuốt” gốm. Đây là khâu
khó nhất của quy trình làm gốm và chỉ có người thợ có từ 4 đến 5 năm nghề mới
có khả năng đảm nhiệm. Sau khi hoàn thiện các khâu chỉnh sửa sản phẩm, các tác
phẩm sẽ được phơi khô rồi đưa vào lò nung. Nếu tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn
đưa ra, sản phẩm khi ra lò sẽ có màu đặc trưng của gốm Thanh Hà: màu gạch đỏ.
Các sản phẩm chủ yếu của làng là đồ dùng hằng ngày như chén,
bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống... với nhiều kiểu
dáng đa dạng và phong phú về màu sắc. Đặc biệt, để phục vụ cho nhu cầu của
khách du lịch, làng cũng đã cho ra đời hàng loạt các sản phẩm lưu niệm bằng gốm
rất đẹp mắt như mặt nạ gốm, phù điêu, gạt tàn, tò he...
Cho đến nay, Thanh Hà vẫn tuân thủ các quy trình sản xuất gốm
truyền thống. Chính điều đó đã tạo ra một nét đặc biệt trong các sản phẩm của
làng. Trong xu thế hội nhập, các sản phẩm được làm ra từ tình yêu quê hương đất
mẹ, từ bàn tay tài hoa của người thợ thủ công đã có mặt khắp nơi, góp phần phát
triển kinh tế địa phương và quảng bá hình ảnh du lịch Hội An nói riêng và văn
hóa xứ Quảng Nam nói chung.
Hy vọng rằng, tỉnh Quảng Nam, Hội An và Thanh Hà sẽ tìm ra
cách để duy trì hoạt động kinh doanh gốm sứ, để những nghệ nhân sẽ tiếp tục bám
trụ với nghề. Đây không chỉ là kế sinh nhai mà còn là hoạt động bảo tồn những
nét đặc sắc văn hóa của dân tộc.
Nhận xét
Đăng nhận xét