Di sản văn hóa lò gốm Hưng Lợi khó khăn ( Phần 2)
III. Các hiện vật của
di tích:
Có thể kể ra một số loại sản phẩm đặc trưng của khu lò Hưng
Lợi:
Đầu tiên là loại lu (chum) lớn nhất, chất liệu sành nâu,
dáng thuôn vào đáy hay bầu tròn, còn được gọi là lu 3 đôi hay lu 5 đôi nước (mỗi
đôi nước 40 lít). Lu được tạo hình bằng phương pháp dải cuộn, sau đó dùng bàn dập
sửa sang lại cho gắn kết và vỗ cho mỏng đều. Xung quanh các vách lò có rất nhiều
lu hư hỏng chứa đầy mảnh sản phẩm hoặc đất, chất thành hàng dài hay chồng lên
nhau để gia cố vách lò.
Chiếm tỷ lệ lớn nhất là các loại sản phẩm gốm và sành không
men hoặc có men nâu hay men vàng (men da lươn, da bò). Về loại hình, chủ yếu là
"đồ bỏ bạch" như siêu, ơ (nồi có tay cầm) với nhiều kích cỡ, các loại
hộp men nâu. Trên nắp ơ, đáy siêu, đáy hay nắp hộp có in nổi ba chữ Hán trong
khung hình bầu dục "Hưng Lợi Diêu" (lò Hưng Lợi). Ngoài ra còn có các
kiểu khạp, hũ, chậu, vịm, chậu bông ... Đặc biệt trong lò này xuất hiện loại chậu
bông (tròn hay lục giác) kích thước nhỏ, in hoa văn nổi men nâu, vàng (bông
mai, cúc). Thân phủ men xanh đồng hay xanh lam, màu men đặc trưng của gốm cổ
Sài Gòn.
Cổng vào lò |
Loại sản phẩm thứ ba là lại gốm men xanh trắng và men nhiều
màu, gồm có tô, đĩa, bát, cốc. ly đèn, lư hương, ấm trà, bình rượu, thìa muôi
... Hoa văn xanh hoặc hoa văn nhiều màu (tím, đỏ, xanh lá cây, nâu, vàng), một
số sản phẩm có những chữ Hán màu đen. Loại sản phẩm này không nhiều, nhưng vẫn
có sản phẩm đặc trưng là tô con gà, thìa cá vàng in chìm hai chữ Hán "Kim
Ngọc", cốc cao có 3 ngấn. Giai đoạn này phổ biến loại chậu kiểng lớn tạo
dáng bằng khuôn in hai mang. Hoa văn in nổi là những đường hồi văn và các khung
trang trí các mô típ phổ biến như Tùng Lộc, Mai Điểu, Bát Tiên ... Màu men phổ
biến của chậu kiểng vẫn là xanh đồng, xanh lam, xanh lá cây ... Do sản phẩm
chính là tô, bát, nên lò này còn được gọi là Lò Men (các hiện vật và hình ảnh
khai quật được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử TPHCM).
Hiện nay, việc nghiên cứu thực địa của các nhà khảo cổ trong
và ngoài nước ngày càng rầm rộ và nhận được sự quan tâm của dư luận. Tuy nhiên,
việc nơi đây còn là địa bàn của khu dân cư khiến cho tình hình di dời khá phức
tạp. Điều này rất cần sự quan tâm của các cơ quan chức năng có thẩm quyền để
khu di tích được bảo đảm an toàn và tiện lợi cho việc khảo cổ.
Nhận xét
Đăng nhận xét